Cà Rốt (Daucus carota L.)

Tên đồng nghĩa: Daucus carota L. var. sativa Hoffm.
Tên nước ngoài: Carrot (Anh); carotte, racine jaune (Pháp).
Họ: Hoa tán (Apiaceae).

Mô tả:

Cây thảo, sống hai năm. Rễ (thường gọi là củ) hình trụ ngắn, màu vàng hoặc vàng đỏ. Lá mọc so le, xẻ lông chim, càng gần phía đầu càng hẹp có lá kèm, bẹ lá khá phát triển.

Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành tán kép có tổng bao gồm nhiều lá bắc xẻ lông chim; mỗi tán đơn có tổng bao gồm lá bắc nhỏ nguyên hoặc xẻ; nhiều hoa không đều ở vòng ngoài và những hoa lưỡng tính đều ở vòng trong, ở giữa là một hoa không sinh sản, màu đỏ tía. Hoa có lá đài rất nhỏ, hình tam giác, cánh hoa có mép gập vào trong, số nhị bằng số cánh hoa, bầu hạ 2 ô, mỗi ô chứa một noãn.

Quả bế đôi, thuôn, có cạnh lồi tua tủa những tơ cứng.

Mùa hoa: tháng 4 - 5.

Bộ phận dùng:

Rễ cà rốt thu hái vào mùa đông, bỏ thân, lá, rễ con, rửa sạch.

Quả thu hái lừ quả chín đã phơi khô.

Lá đôi khi cũng dược sử dụng.

Thành phần hóa học:

Rẻ cà rốt chứa glucid 9 - 10%, protein 1%, chất béo (vết) và hai chất có thể kết tinh được là hydrocarotin và caroten (Dorvault,1995).

Theo tài liệu khác, rễ có alpha - caroten, beta - caroten 60 - 83% trong tổng số carotenoid, y - caroten, E - caroten, lycopen, vitamin B1 56 - 101 Microg/100g, vitamin B2 50 - 90 Microg/100g, vitamin C dưới dạng phức protein - acid ascorbic, vitamin D, đường, dầu béo 0,1 - 0,7%, tinh dầu 0,014% trong đó có camphen, umbeliferon, pectin 16,82 - 18,75% (tính theo dược liệu khô) acid hữu cơ (acid cafeic), nhiều loại enzym (sucrase, amylase, Catalase), phytin 5,27%, nhiều loại nguyên tố Fe, Al, Mn, Cu, Zn, As, Cr, I, Br, Cl, U, Li.

Quả chứa tinh dầu và 11 - 13% dầu béo. Tinh dầu có 1 - limonen, cineol, geraniol, citronelol, citral, caryophylen, carotol, daucol, p.cymen, asaron. Dâu béo có acid petrosilinic, acid oleic, daucosterol.

(Trung dược từ hải II và III, 1996,1997; The Wealth of India III, 1952).

Theo tài liệu khác, hạt chứa 0,05 - 7,15% tinh dầu, trong đó có alpha - pinen tới 13,30%, beta - pinen carotol tới 18,29%, daucol, limonen, beta - bisabolen, beta - elemen, cis - beta - bergamoten, y- decalacton, beta - farnesen, geraniol, geranyl acetat tới 10,39%, caryophylen oxyd, methylcugenol, nerolidol, eugenol, trans - asaron, vanilin, asaron, alpha - terpineol, terpinen * 4 - ol, y- decanolacton, coumarin, beta - selinen. Các thành phần khác là acid palmitic, acid butyric (A.Leung và cộng sự 1996).

Hàm lượng geraniol trong tinh dầu có thể đạt 50% (Trung dược chí III, 1993).

Ba flavon glycosid là apigenin - 4‘ - 0 - bate - D - glucosid, kaempferol - 3 - 0 - beta - glucosid và apigenin 7 - 0 - beta - D - galactopyranosyl - (1 - 4) - beta - D - manopyranosid đã được phân lập từ hạt cà rốt (Gupta K. R. và cs 1992).

Shaaban Eman G. (CA. 125 1994 251249z) đã chứng minh lá cà rốt chưa ra hoa chứa 3 - 0 - beta glucosid và 2 fIavonoid aglycon là apigenin và crysoeriol.

Nếu bảo quản củ cà rốt (sau khi loại bỏ lá) ở nhiệt độ 0 đến 4°, 5 trong 6 tháng hoặc ở 10° trong 3 tháng thì hầu như thành phần hóa học không thay đổi.

Tác dụng dược lý:

Rễ cà rốt có tác dụng giảm đau thể hiện ở khả năng của cao rễ khi áp dụng cho chuộc nhắt trắng đã làm mất phản ứng quằn quại gây nên khi tiêm phúc mạc cho chuột 0,25ml dung dịch 0,02% phenylquinon.

Tinh dầu hạt cà rốt có tác dụng kháng khuẩn đối với Bacillus subtilis và Salmonella typhimurium ở nồng độ 0,2%, nhưng hoàn toàn không có hoạt tính đối với Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae và Salmonella Stanley.

Liều thấp của nhũ dịch với nước của tinh dầu hạt cà rốt gây hạ huyết áp nhất thời ở chó gây mê mà không ảnh hưởng đến hô hấp, những liều cao hơn gây hạ huyết áp kéo dài, đồng thời cũng gây ức chế hô hấp. Tinh dầu này gây tác dụng trực tiếp ức chế tim ếch và tim chó trong thí nghiệm mở ngực, có tác động giảm đau và ức chế rõ rệt hệ thần kinh trung ương ở chuột cống trắng. Nó có tác dụng chống lại những co giật gây bởi strychnin ở ếch với mức độ vừa phải, gây giãn ruột cô lập chuột cống trắng và thỏ và tử cung cô lập chuột cống trắng. Nó có tác dụng chống co thắt gây bởi acetylcholin trên những cơ quan cô lập như trên cũng như trên cơ xương cô lập của ếch.

Hạt cà rốt có tác dụng lợi tiểu. Cà rốt làm tăng lượng nước tiểu và giúp thải trừ acid uric. Củ cà rốt bổ sung với lượng lớn vào chế độ ăn có tác dụng tốt trên cân bằng nitơ. Một phân đoạn màu vàng thu được từ cao ether dầu hoả, khi hòa tan trong dầu hạnh nhân và tiêm cho người, thỏ hoặc chó, đã gây giảm đường máu rõ rệt mà không thấy có tác đụng đáng kể khác.

Khi sử dụng rễ cà rốt làm thực phẩm, việc nấu chín làm mất nhiều giá trị dinh dưỡng của cà rốt. Người ta đã nhận xét thấy chỉ 20% tổng lượng caroten được hấp thụ khi ăn cà rốt sống dưới dạng nạo sợi nhỏ. Khi ăn cà rốt nạo sợi to và cà rốt nấu chín, chỉ 5% caroten được hấp thụ. Nguyên nhân hấp thụ kém được quy cho tính thấm kém của thành tế bào đối với caroten, ngay cả sau khi nấu chín, với kết quả là phần lớn caroten vẫn còn bị giữ lại bên trong các tế bào thực vật.

Cao cồn hạt cà rốc với những liều 50, 150 và 500mg/kg. dùng riêng hoặc kết hợp với oestraoliol propionat cách ngày trong 42 ngày cho chuột cống trắng đã cắt bỏ buồng trứng, thấy có hoạt tính gây động dục rõ rệt, nhưng tương đối yếu, dựa trên sự thay đổi về trọng lượng của cơ quan sinh sản và hình ảnh mô học và hóa sinh của tử cung. Cao hạt cà rốt có tác dụng dự phòng sự phì đại bù chỉnh của buồng trứng còn lại của chuột cống trắng đã bị cắt bỏ một bên buồng trứng, có thể so sánh được với tác dụng của việc cho hàng ngày 10 Microg oestraoliol.

Trong thử nghiệm về hoạt tính chống rụng trứng trên thỏ, cao hạt cà rốt chiết với xăng và cồn đã biểu lộ hoạt tính chống rụng trứng tương ứng là 20% và 40%, cao nước không có tác dụng. Năm phân đoạn chiết xuất bằng phương pháp sắc ký từ những cao khác nhau của hạt cà rốt đã được chứng minh có hoạt tính chống sinh sản ở chuột cống trắng cái. Phân đoạn tan trong methanol từ cao hạt cà rốt chiết với xăng biểu lộ tác dụng ức chế rõ rệt co bóp tự nhiên và co bóp gây bởi oxytocin trên tử cung, và ức chế co bóp gây bởi histamin trên hồi tràng cô lập chuột lang. Phân đoạn này làm tăng đáp ứng gây bởi acetylcholin trên cơ xương; không thấy tác dụng có ý nghĩa trên huyết áp thỏ, huyết áp và hô hấp chó, và trên điện tâm đồ của chuột lang.

Đã nghiên cứu tác dụng của cao cồn hạt cà rốt kết hợp với progesteron và với oestrogen và progesteron trên cả hai lớp của tử cung chuột cống trắng, nhận xét thấy những thay đổi có ý nghĩa trong quần thể dưỡng bào ở cả hai lớp của tử cung. Tinh dầu hạt cà rốt thể hiện tác dụng ức chế khả năng sinh sản và gây sẩy thai trên chuột nhắt trắng. Đã phân lập bằng sắc ký cột và nhận dạng một trong những hoạt chất là beta - bisabolen. Có thể có mối liên quan giữa hoạt tính chống sinh sản của tinh dầu hạt cà rốt và sự giảm mức progesteron huyết tương, và sự ức chế phản ứng màng rụng. Trong thử nghiệm sừng hóa âm đạo trên chuột nhắt trắng cắt bò buồng trứng, đã chứng minh phân đoạn này không có hoạt tính gây động dục cũng như kháng động dục. Ở nồng độ cao, phân đoạn này ức chế co bóp của tử cung cô lập chuột cống trắng ở thời kỳ dầu mang thai.

Đã nghiên cứu tác dụng của bột hạt cà rốt trên kiến trúc sinh dục của buồng trứng và tử cung chuột cống trắng cái với những liều 50, 75 và 100mg/kg/ngày/trong 30 ngày. Những liều 75 và 100mg/kg/ngày đã làm giảm có ý nghĩa trọng lượng cơ quan sinh dục. Hạt cà rốt không ảnh hưởng đến thể trọng chuột. Kiến trúc tế bào cùa buồng trứng, và tử cung đều bị ảnh hưởng, dần đến sự thoái hóa toàn bộ. Hạt cà rốt có thể có ích trong việc sử dụng để ngừa thai.

Tính vị, công năng:

Rễ cà rốt có vị ngọt, cay, mùi hăng, tính bình, vào các kinh tỳ, vị, đại tràng. Có tác dụng hạ khí, bổ trung, yên ngũ tạng, tăng tiêu hoá, bổ huyết. Hạt cà rốt có vị đắng, ấm, có tác dụng lợi tiểu, sát trùng.

Công dụng:

Ngoài công dụng làm thức ăn, rễ cà rốt được dùng cho người gầy còm, thiếu máu, ăn uống chậm tiêu, chữa lỵ mạn tính, trẻ em tiêu chảy, chậm lớn hay răng mọc chậm. Ngày dùng 20 - 50g; có thể đến 100g bột rễ phơi khô. Rễ cà rốt còn được dùng làm nguyên liệu chế caroten.

Hạt cà rốt được dùng làm thuốc lợi tiểu, điều kinh, sát trùng, trị giun sán, tiêu chảy, ly mạn tính. Ngày dùng 12 - 18g.

Ở Ấn Độ, nước ép rễ cà rốt là nguồn nguyên liệu giàu caroten, được dùng để nhuộm bơ và những thực phẩm khác. Nước sắc cà rốt là một thuốc dân gian để trị giun. Rễ cà rốt nạo sợi nhỏ được áp dụng làm thuốc kích thích tại chỗ đối với những vết thương lâu lành. Để chẵa chứng nhức nửa đầu, dùng lá cà rốt hơ nóng giã nát và ép lấy nước, rồi trộn với bơ lỏng (hoặc dầu thực vật) với tỷ lệ 2:1, và nhỏ 2 - 3 giọt vào lổ mũi bệnh nhân. Trong y học Trung Quốc, quả cà rốt chín phơi khô được dùng làm thuốc trừ giun. Y học dân gian ỏ vùng Nam Italia lại dùng nước sắc rễ cà rốt uống để chữa khàn giọng, mất tiếng. Trong liệu pháp thực vật ở một số vùng ở Hy Lạp, người ta dùng cụm hoa cà rốt phơi khô, trộn với mật ong, và chế biến thành một chất nhừ nghiền nhuyễn cho trẻ em uống để làm dịu ho. Nước sắc hạt diều trị bệnh về tiết niệu. Nước sắc lá làm thuốc chống co thắt, và rễ cà rốt làm thuốc chống tiêu chảy và trừ giun. Ở Ukraina, cà rốt là nguyên liệu chế thuốc điều trị chứng đau thắt ngực.

Bài thuốc có cà rốt:

  1. Chữa tiêu chảy trẻ em:

Bột cà rốt khô 50g (hay cà rốt tươi 500g. đun sôi với 1 lít nước thành súp. Trong những ngày đầu, cho trẻ ăn súp cà rốt 100 - 150ml/kg/ngày, chia làm 6 lần. Khi có truyền dịch hoặc cho uống nước thì bớt lượng tương đương súp cà rốt. Những ngày sau cho ăn kèm với sữa mẹ hay với sữa bò với lượng sữa tăng dần và lượng súp cà rốt giảm dần tương ứng.

  1. Chữa kém ăn, ít ngủ, mỏi mệt sau khi ốm:

Rễ cà rốt khô (thái miếng, tẩm mật sao) 30g; cây vú bò (thái miếng phơi khô), hoài sơn sao, mỗi vị 24g; mạch môn chẻ đôi bỏ lõi sao, ngưu tất, thổ tam thất, mỗi vị 12g, sắc uống.

Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Next Post Previous Post