Lá Giang (Eedysanthera rosea Hook, et Arn.)

Tên khác: Chua méo, chua khan, răng bừa hường, dây cao su hồng.
Họ: Trúc đào (Apocynaceae).

Mô tả:

Dây leo dạng bụi, thân gỗ, dài 5 - 10m hay hơn. Thân mềm, dường kính khoảng 8 - 10cm, nhẵn, cành non mảnh, màu xanh lục nhạt, cành già màu nâu sẫm. Lá mọc đối, hình trứng, dài 5 - 8cm, rộng 2,5 - 3,5cm, gốc tròn, hơi thuôn, đầu nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn; cuống dài 0,8 - 1,5cm.

Cụm hoa mọc thành chùy dài 10 - 20cm, gồm nhiều xim phân đôi; hoa nhỏ rất nhiều tụ họp thành nhóm 3 - 5 cái, màu trắng phớt hồng; đài 5 răng nhỏ; Tràng 5 cánh mỏng; nhị 5, bao phấn hình dải hẹp, hơi nhọn và cong vào phía trong; bầu thượng có 2 lá noãn tự do gồm nhiều noãn.

Quả có hai đại thẳng, dài 8 - 12cm, rộng 5 - 7mm hạt có chòm lông ở đỉnh.

Toàn cây có nhựa mủ trắng.

Mùa hoa quả: tháng 4-8.

Bộ phận dùng:

Thân, rễ và lá.

Thành phần hóa học:

Theo Trung dược từ hải I, 1993, lá giang có acid tartric 1,7%, K tartrat 5%.

Thân cây lá giang mọc ở Việt Nam có saponin 2,44%, fIavonoid 2,24%, sterol, coumarin, tanin, chất béo, acid hữu cơ, đường khử và nhiều nguyên tố vi lượng: Mg, Na, Mn, Sr, Si, AI, Ti, Cu, Fe, Ag, Ca, Cr.

Hai sapogenin được phân lập và nhận dạng bằng điểm chảy, phổ tử ngoại, phổ hồng ngoại, phổ 1HNMR, 13CNMR và phổ nhiễu xạ tia X là ecdysantherin [3beta - hydroxy - 20 - methyl - pregn - 5,14 - dien -16 - on (18 -» 20) - lacton] và rosein [3 beta, 14beta - dihydroxy - 20 - methyl - preg - 5 - en (18 -> 20) lacton] (Lê Thế Chính, 1995).

Huang Kek Feng và cs, 1990 còn phân lập được từ phần trên mặt đất cây lá giang một hợp chất và nhận dạng là D - friedours -14 - en -1 1alpha, 12alpha - epoxy - 3beta - yl palmitat (CA 113:129329 v).

Tác dụng dược lý:

  1. Tác dụng làm mòn sỏi tiết niệu in vitro: Dùng sỏi bàng quang của những bệnh nhân được mổ lấy sỏi ở bệnh viện Việt - Đức, cho vào môi trường nước tiểu nhân tạo và cao lỏng thân cây lá giang với các tỷ lệ khác nhau. Lắc đều theo một quy trình nhất định, có so với đối chứng không có thuốc. Kết quả sỏi mòn nhiều hơn ở lô đối chứng, nhưng không có ý nghĩa thống kê.

  2. Tác dụng chống viêm: Trên mô hình gây phù thực nghiệm chân chuột cống trắng bằng cao lanh, nước sắc thân cây lá giang có tác dụng yếu khi cho uống nhưng lại có tác dụng ức chế viêm khá, có ý nghĩa thống kê khi tiêm dưới da.

  3. Tác dụng lợi tiểu: Thử nghiệm trên chuột nhắt trắng cho thấy cao lỏng thân cây lá giang tỷ lệ 2:1 với liều 0,5 ml/20g chuột và saponin chiết từ thân pha thành dung dịch 5%, liều dùng 0,5 ml/20g chuột (1,25 g/kg) có tác dụng lợi tiểu yếu so với hypothiazid.

  4. Thủ lâm sàng tác dụng trên sỏi tiết niệu: Thử nghiệm được tiến hành ở Bệnh viện Trung ương Quân đội. Cho uống dịch chiết thân cây lá giang, ngày 500mỉ trong một tháng, số bệnh nhân có kết quả ra sỏi hoặc sỏi giảm qua siêu âm là 67%.

Tính vị, công năng:

Lá giang có vị chua, tính mát vào kinh can, có tác dụng tiêu viêm, sát trùng, chỉ khát. Thân cây có tác dụng sinh tân dịch, tiêu thũng, chỉ khát.

Công dụng:

Thân cây lá giang dược dùng chữa sỏi đường tiết niệu. Ngày 200g sắc lấy 500ml, chia làm nhiều lần uống trong ngày. Dùng liền vài tháng. Rẻ và lá (20 - 30g) sắc uống chữa ăn không tiêu, bụng đầy chướng, phong thấp, nhức xương. Dùng ngoài, rễ hoặc lá sắc đặc rửa hoặc lấy lá rửa sạch, giã nát, đắp chữa mụn nhọt, lở ngứa ngoài da, vết thương do chém chặt.

Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Next Post Previous Post