Sen (Nelumbo nucifera Gaertn)
Tên khác: Liên, ngậu (Tày), bó bua (Thái), lìn ngó (Dao).
Tên đồng nghĩa: Nelumbium nelumbo (L.) Druce, N. speciosum Willd.
Tên nước ngoài: Sacred lotus, Chinese water - lily, indian lotus, egyptian bean, baladi bean (Anh); lotus sacré, nénuphar de Chine, feve d'egypte, lis rose du Nil, nélombo (Pháp).
Họ: Sen súng (Nelumbonaceae).
Mô tả:
Cây thảo, sống ở nước, to khỏe, cao hơn 1m. Thân rễ (ngó sen) mập, mọc bò dài trong bùn, bén rễ ở những mấu, từ đó mọc lên thân và lá. Lá hình tròn, vượt lên khỏi mặt nước, đường kính 30-40 cm, màu lục xám, mép nguyên lượn sóng, giữa lá thường trũng xuống, mặt sau đôi khi điểm những đốm màu tía, gân hình khiên, hằn rõ; cuống lá dính vào giữa lá, dài 1 m hay hơn, có nhiều gai cứng nhọn.
Hoa to, mọc riêng lẻ trên cuống dài và thẳng, phủ đầy gai nhọn, đường kính 8-12 cm, màu hồng, hồng đỏ hoặc trắng; lá dài 3 - 5, màu lục nhạt, rụng sớm; cánh hoa nhiều, nhũng cánh phía ngoài to, khum lòng máng, những cánh giữa và ở trong nhỏ hẹp dần, giữa cánh hoa và nhị có những dạng chuyển tiếp; nhị rất nhiều, màu vàng, chỉ nhị mảnh, có phần phụ (gạo sen) màu trắng và thơm; bộ nhụy gồm nhiều lá noãn rời nằm trên một đế hoa hình nón ngược (gương sen).
Quả bế có núm nhọn, thường gọi là hạt sen, phần ngoài mỏng và cứng có màu lục tía, phần giữa mềm chứa tinh bột màu trắng ngà và phần trong là lá mầm dày, màu lục sẫm
Mùa hoa: tháng 5 - 6; mùa quả: tháng 7 - 9.
Bộ phận dùng:
Hạt còn màng đỏ bên ngoài (Liên nhục).
Quả thu hái khi chín (Liên thạch).
Tâm sen là cây mầm trong hạt sen (Liên tâm).
Gương sen đã lấy quả (Liên phòng).
Tua sen bỏ hạt gạo ở đầu (Liên tu).
Lá sen thu hái vào mùa thu, bỏ cuống (Liên diệp).
Thân rễ thu hái quanh năm (Liên ngẫu).
Tất cả đều phơi hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học:
Hạt sen chứa tinh bột (thành phần chính), protein 14,81% gồm các acid amin: threonin 2,42%, methionin 0,82%, leucin 3,23%, isoleucin 1,11 %, phenylalanin 12,64%. Ngoài ra, còn có 2,11% dầu béo gồm các acid béo như acid myristic 0,04%, acid palmitic 17,33%, acid oleic 21,91%, acid linoleic 54,17%, acid Iinolenic 6,19%. Phần không xà phòng hóa gồm β-amyrin, beta- amyrin, stigmasterol, β-sitosterol, campestrol.
Theo tài liệu khác, dầu béo hạt sen chứa acid myristic 1,5%, acid palmitic 23,9%, acid oleic 5,52%, acid linoleic 14,51%, acid linolenic 18,28%, acid stearic 4,47%, acid pentadecanoic 0,90%, acid ricinoleic 4,22%, acid eicosanoic 2,48%. Các chất không xà phòng hóa gồm β-amyrin 0,50%, beta-amyrin 0,32%, campestrol 4,02%, cholesterol 11,24%, Stigmasterol 3,68%, β-sitosterol 8,25%.
Tâm sen chứa alcaloid 0,85 - 0,96% gồm methylcorypalin, armepavin, 4' - O - methyl - N - methylcoclaurin, N - methylisococlaurin, demethylcoclaurin, lotusin, armepavin, liensinin, isoliensinin, neferin, nuciferin, roemerin, anonain, pronuciferin
Gương sen chứa 4 alcaloid là nuciferin, N- nornuciferin, liriodenin, N-norarmepavin và các flavonoid quercetin và isoquercitrin.
Nhị sen có 61 thành phần thơm, dễ bay hơi trong đó các hydrocarbon mạch thẳng 73%, 1,4-dimethoxybenzen, limonen, linalol, terpinen-4-ol
Lá sen chứa alcaloid 0,77 - 0,84%, trong đó, có nuciferin, nor-nuciferin, roemerin, anonain, liriodenin, pronuciferin, O - nornuciferin, armepavin, N - norarmepavin, methylcoclaurin, nepherin, dehydroroemerin, dehydro nuciferin, dehydroanonain, N - methylisococlaurin
Có tài liệu cho biết từ 33 kg lá, đã phân lập được 0,2g nuciferin, 8g roemerin và 11g nornuciferin.
Lá sen chứa quercetin, isoquercitrin, leucocyanidin, leucodelphinidin, nelumbosid.
Một số tác giả nghiên cứu cây sen ở Việt Nam, Phan Quốc Kinh và cs, 1978 đã phân lập được từ lá sen một alcaloid có điểm chảy và phổ tử ngoại phù hợp với nuciferin theo tài liệu.
Bế Thị Thuấn và cs, 1980 đã phân lập được từ lá sen một chất, dự đoán là isoquercitrin (quercetin-3- glucosid) hoặc quercitrin (quercetin-3-rhamnosid)
(W. Tang và cs, 1992, Bài giảng dược liệu tập 1, 1998 và tập 2, 1998; Tiểu luận chuyên sâu 2 của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Nhung, Đại học Dược, 2000). Theo Nguyễn Thị Nhung và cs, 2001, hàm lượng alcaloid toàn phần trong tâm sen là 1,23% và trong gương sen là 0,24%. Tâm sen và gương sen đều chứa nuciferin (Nhận dạng bằng 1H-NMR, 13C-NMR, UV, IR, MS) (Tạp chí Dược liệu 2/1997, và 2 + 3/2001).
Tác dụng dược lý:
Nuciferin chiết từ lá sen và demethylcoclaurin từ tâm sen có tác dụng giải co thắt cơ trơn. Từ tâm sen, người ta chiết được 2 alcaloid có tác dụng hạ áp là liensinin và một alcaloid khác không kết tinh, chất này có tác dụng hạ áp mạnh hơn nhiều so với liensinin. Chuyển liensinin thành dạng amoni bậc 4, tác dụng hạ áp kéo dài hơn.
Nuciferin có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, chống viêm yếu, giảm đau, chống ho, kháng serotonin và có hoạt tính phong bế thụ thể adrenergic. Các dẫn chất nornuciferin dưới dạng hydrobromid hoặc hydroclorid, tiêm phúc mạc cho chuột nhắt trắng, gây giật rung mạnh, N-propylnornuciferin là chất gây giật rung mạnh nhất.
Nước sắc nhị sen có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, Bacillus proteus. Dịch chiết từ thân, lá và hoa sen có tác dụng kháng khuẩn đối với một số vi khuẩn gram + và gram -. Ngó sen có tác dụng hiệp đồng với thuốc ngủ và lợi tiểu.
Các công trình nghiên cứu trên cây sen mọc ở Việt Nam cho kết quả như sau: Dịch chiết và alcaloid toàn phần của tâm và lá sen có tác dụng an thần, tăng trương lực và co bóp cơ tử cung thỏ, chống co thắt cơ trơn ruột gây nên bởi histamin và acetylcholin. Lá sen có tác dụng chống choáng phản vệ. Tác dụng an thần của tâm sen yếu hơn so với lá sen. Gương sen có tác dụng chống chảy máu và quercetin được coi là hoạt chất có tác dụng này của gương sen.
Lá sen có tác dụng bảo vệ đối với các rối loạn nhịp tim gây nên do calci clorid, làm giảm số chuột chết và chuột bị rung tâm thất. Lá sen cũng có tác dụng chống loạn nhịp tim gây nên do bari clorid và kích thích điện. Cao cồn có tác dụng mạnh hơn cao nước. Cơ chế chống loạn nhịp tim của lá sen là do làm tăng ngưỡng kích thích tâm trương và tăng giai đoạn trơ của cơ tâm nhĩ và tâm thất. LD50 của lá sen tiêm phúc mạc trên chuột nhắt trắng là 17g/kg thể trọng. Alcaloid toàn phần của lá sen có tác dụng ức chế loạn nhịp tim thực nghiệm, tác dụng này của alcaloid lá sen có phần tốt hơn ajmalin.
Tâm sen có tác dụng chống thao cuồng kích động, ức chế trạng thái loạn thần kinh gây hung dữ, tăng vận động ở chuột cống trắng do tiêm noradrenalin vào não thất. Tác dụng này của tâm seo hiệp đồng với tác dụng của aminazin, do dó có thể dùng tâm sen phối hợp với aminazin trong điều trị tâm thần phân liệt để giảm liều và giảm độc tính của aminazin.
Dịch chiết và alcaloid của tâm sen kìm hãm mạnh men K+Na+ ATPase và K+Na+Mg2+ ATPase của màng tế bào, do dó kìm hãm quá trình dẫn truyền thần kinh. Alcaloid của tâm ức chế men ATPase theo kiểu ức chế không cạnh tranh, nghĩa là nó có khả năng tạo phức hợp 2 thành phần enzyme-alkaloid tâm sen. ATP hoặc 3 thành phần enzym-alcaloid tâm sen - ATP, ngăn cản không cho ATPase phân hủy ATP thành ADP và photpho. Với liều nuciferin 60 mg/kg thể trọng chuột nhắt trắng, không thấy có tác dụng gây đột biến nhiễm sắc thể. Nuciferin dùng cho chuột nhắt trắng có chửa với 3 liều 1,32 mg/kg trong 1, 2 hoặc 3 ngày liên tục không ảnh hường đến sức khỏe của chuột mẹ và không gây những bất thường trong quá trình phát triển của phôi thai.
Nuciferin có tác dụng an thần, kéo dài giấc ngủ gây bởi pentobarbital trên chuột nhắt trắng. Trên điện não đồ, với liều 100 mg/kg/ngày cho thỏ uống trong 4 ngày liền, có tác dụng tăng cường quá trình ức chế trong các tế bào thần kinh vùng vỏ não cảm giác vận động và thể lưới thân não (tăng thành phần sóng chậm delta và giảm thành phần sóng nhanh beta). Trong thử nghiệm in vivo, nhận thấy flavonoid toàn phần của lá sen có khả năng ức chế quá trình peroxy hóa lipid màng tế bào gan chuột nhắt trắng một cách rõ rệt
Viên Leonuxin bào chế từ lá sen và ích mẫu đã được áp dụng điều trị cho các bệnh nhân ngoại tâm thu thất, kết quả tốt 64%, trung bình 21%, không kết quả 15%. Viên Sen vông từ lá sen và lá vông có tác dụng điều trị tốt trên bệnh nhân suy nhược thần kinh, ngủ kém. Viên Senin chứa alcaloid lá sen được áp dụng trên 36 bệnh nhân ngoại tâm thu thất cơ năng với tim không có tổn thương thực thể, tỷ lệ đạt hiệu quả tốt là 75%. Với liều 100 mg, thuốc không gây tác dụng phụ. Thuốc không ảnh hưởng đến chức năng co bóp thất trái.
Tính vị, công năng:
Hạt sen có vị ngọt, tính bình, vào 3 kinh tâm, tỳ, thận, có tác dụng bổ tỳ, dưỡng tâm, sáp trường, cố tinh.
Lá sen có vị đắng, tính mát, vào 3 kinh can, tỳ, vị, có tác dụng thanh thử, lợi thấp, tán ứ, chỉ huyết. Hoa sen có vị ngọt đắng, tính ấm, có tác dụng an thần và cầm máu.
Tâm sen có vị đắng, tính lạnh, vào kinh tâm, có tác dụng thanh tâm, điều nhiệt.
Tua sen có vị chát, tính ấm, vào 2 kinh tâm, thận, có tác dụng giữ tinh, ích thận, thanh tâm, chỉ huyết.
Gương sen và ngó sen có vị đắng chát, tính mát, có tác dụng thu liễm, cầm máu.
Công dụng:
Toàn bộ cây sen được dùng làm thuốc
- Hạt sen (quả bóc bỏ vỏ) dùng điều trị tỳ hư, lỵ, di mộng tinh, khí hư, hồi hộp mất ngủ, cơ thể suy nhược, kém ăn, ít ngủ. Ngày dùng 12 - 20g, có thể đến 100g, dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kỵ: Thực nhiệt, táo bón không nên dùng.
-
Lá sen chữa chảy máu (đại tiểu tiện ra máu, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da). Ngày dùng 15 - 20g dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.
-
Tâm sen chữa tâm phiền (hâm hấp sốt khó chịu), ít ngủ, khát, thổ huyết. Ngày dùng 2 - 4g dạng thuốc sắc, hãm hoặc hoàn, tán, thường phối hợp với các vị thuốc khác,
-
Tua sen chữa băng huyết, thổ huyết, di mộng tinh, mất ngủ. Ngày dùng 5 - 10g, dạng thuốc sắc.
Kiêng kỵ: Cơ thể suy nhược, táo bón, tiểu tiện bí không nên dùng. Kỵ địa hoàng, hành, tỏi.
-
Quả sen chữa lỵ, cấm khẩu. Ngày dùng 6 - 12g dạng thuốc sắc.
-
Gương sen là thuốc cầm máu, chữa đại tiểu tiện ra máu, bạch đới, huyết áp cao. Ngày dùng 15 - 30g (1 đến 2 cái) dạng thuốc sắc.
-
Ngó sen: Thuốc cầm máu chữa đại tiểu tiện ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, tử cung xuất huyết. Ngày dùng 6 - 12g dạng thuốc sắc.
Ở Trung Quốc, sen đã được dùng như sau
- Lá sen chủ trị tức ngực có nóng sốt, tiểu tiện ít, đỏ, ho ra máu, kinh nguyệt nhiều. Dùng ngoài chữa dị ứng với sơn (sắc nước rửa).
Liều dùng hàng ngày: Lá tươi 1/4 - 1/2 lá, khô 4 - 12g, sắc nước uống.
-
Ngó sen chủ trị ho ra máu, đại tiểu tiện ra máu. Ngày dùng 20 - 40g, sắc nước uống.
-
Hạt seo chủ trị tiêu chảy lâu, tỳ hư, di tinh, thận hư đái dắt. Liều 8 - 25g, sắc nước uống.
-
Tâm sen chủ trị tim hồi hộp, lo lắng, tăng huyết áp, hôn mê do nhiệt bệnh gây nên. Ngày dùng 2 - 4g sắc uống.
-
Tua sen chủ trị di tinh, đái són, bạch đới. Liều 4 - 12g, sắc uống.
Ở Ấn Độ, mật của ong hút nhụy hoa sen có tác dụng bổ và được dùng chữa bệnh mắt. Một loại bột bổ được làm từ ngó sen, thơm ngọt, có độ dinh dưỡng cao, được dùng cho trẻ em trong các bệnh tiêu chảy, lỵ, khó tiêu. Bột nhão ngó sen dược đắp trong bệnh nấm tóc và những bệnh ngoài da khác. Lá noãn có tác dụng làm dịu, bổ và chữa nôn mửa. Dịch ép từ lá và cuống hoa sen được dùng trong trường hợp ỉa chảy. Hoa sen và cuống sen phơi trong bóng râm và tán thành bột mịn, ngày uống 5 - 10g chia 3 - 4 lần để trị sốt, tiêu chảy, rối loạn chức năng gan, hoặc dùng dạng thuốc sắc trị ho, rong kinh và trĩ chảy máu. Bột hạt sen uống trị nôn và chế thành bột nhão đắp ngoài trị bệnh về da. Để điều trị đau kinh, dùng ngó sen (10g) phối hợp với thân rễ xương bồ (20g), thân rễ trầu không (15g), làm thành 20 viên hoàn, ngày uống 2 viên trong 10 ngày kể từ ngày đầu hành kinh. Hạt sen là một thành phần trong một bài thuốc cổ truyền Ấn Độ dùng chữa bệnh tim.
Bài thuốc có sen:
- Chữa tiêu hóa kém ở trẻ em, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, phân sống, gầy yếu, phù thũng, hoàng đàn:
Hạt sen 4g, bạch truật 12g (sao tẩm), phục linh 6g, nhân sâm 4 - 8g, thục địa 4g, chích cam thảo 3g, gừng nướng 3 lát, táo ta 2 quả. sắc uống trong ngày.
- Chữa máu hôi không hết sau khi đẻ:
Lá sen sao thơm tán nhỏ, uống với nước hoặc đồng tiện, hoặc lá sen sắc uống, ngày 20 - 30g
- Chữa không nói dược sau khi đè:
Hạt sen, thạch xương bồ, nhân sâm đều tán bột, mỗi lần uống 20g.
- Thuốc an thần gây ngủ:
a) Viên nén lá sen: Cao mềm lá sen 0,03g; bột mịn lá sen 0,09g; thêm tá dược làm thành 1 viên. Uống 3-6 viên 3 giờ trước khi đi ngủ.
b) Viên sen vông gồm: cao khô lá sen 0,05g (bằng 1g lá khô), cao khô lá vông 0,06g (bằng 1g lá khô), DL hoặc L.tetrahydropalmatin 0,03g.
c) Sirô lá sen gồm cao mềm lá sen 4g, cồn 45° 20 ml, sirô đơn VĐ 1000 ml. Liều dùng một ngày trước khi đi ngủ: người lớn 15 ml, trẻ em 5 ml.
- Thuốc bổ tỳ làm ăn ngủ ngon, đại tiểu tiện dễ dàng:
a) Viên bổ Liên sơn: Liên nhục 8g, đậu nành 5g, hoài sơn 4g, cẩu tích 4g, ý dĩ 4g, sơn tra 2g, toan táo nhân 1,2g, sa nhân 0,8g, tá dược vừa đủ cho 100 viên. Uống mỗi ngày 20 - 30g.
b) Lục vị tân phương: Hạt sen, hà thủ ô, hoài sơn, ý dĩ, cỏ xước, râu mèo, mỗi vị 12g. sắc uống ngày một thang.
c) Hạt sen (bỏ tâm) 16g, sâm Bố Chính 12g, hoài sơn 12g, tán bột, viên với mật ong, uống mỗi ngày 20 - 30g. Hoặc dùng hạt sen, củ mài với long nhãn, nấu chè ăn.
- Chữa suy nhược thần kinh:
a) Liên nhục, thục địa, thạch hộc, quy bản, hoài sơn, địa cốt bì, hà thủ ô, táo nhân, kim anh, mỗi vị 12g; lai quy 8g. sắc uống ngày một thang.
b) Liên nhục, thục địa, hoài sơn, tang ký sinh, hà thủ ô, kim anh, mỗi vị 12g; quy bản, kỷ tử, thỏ ty tử, ngưu tất, lai quy, táo nhân, mỗi vị 8g. sắc uống ngày một thang.
c) Liên nhục, ba kích, thục địa, kim anh, khiếm thực, đảng sâm, bạch truật, mỗi vị 12g; phụ tử chế, quy bản, táo nhân, bá tử nhân, mỗi vị 8g; nhục quế 4g. sắc uống ngày một thang.
- Chữa rối loạn tiêu hóa, ỉa chảy kéo dài ở trẻ em:
a) Hạt sen sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 8 - 16g với nước cơm vào lúc đói.
b) Cốm bổ tỳ: Liên nhục, ý dĩ, hoài sơn, đảng sâm, bạch biển đậu, mỗi thứ 100g; cốc nha 30g tán bột mịn; sa nhân, trần bì, nhục khấu, mỗi thứ 20g, sắc lấy nước đặc, cùng với thuốc trên luyện với mật ong vừa đủ làm thành dạng cốm. Ngày uống 20 - 30g
c) Bột ích nguyên ngũ cam: Liên nhục 24g, bạch chỉ nam 200g, bạch chỉ bắc 120g, sử quân tử tẩm muối sao vàng 64g, ý dĩ 20g, cốc nha 20g, thần khúc 20g, sơn tra 16g. Tất cả sao giòn, tán bột mịn. Ngày uống 20 - 30g.
d) Liên nhọc, đảng sâm, bạch biển đậu, bạch truật, ý dĩ sao, mỗi vị 12g; cam thảo, trần bì, cát cánh, mỗi vị 6g. Tán bột, mỗi ngày uống 20g hoặc sắc uống, ngày một thang.
- Chữa suy nhược cơ thể ở người có bệnh đường hô hấp, viên phế quản mạn tính, lao:
Tầm sen 10g; đan bì, ý đĩ, sinh địa, bạch thược, đảng sâm, mỗi vị 12g; quy bản, mạch môn, ngũ vị tử, mỗi vị 10g; trần bì, chích cam thảo, mỗi vị 6g; đại táo 4 quả. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa suy nhược cơ thể ở người thiếu máu, phụ nữ sau đẻ mất máu:
Liên nhục, sa sâm, mạch môn, kỷ tử, mỗi vị 12g; long nhãn 9g; tâm sen, táo nhân, mỗi vị 8g; đăng tâm 6g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa chứng hồi hộp, đau lưng mỏi gối, ăn kém, ngủ ít:
Quả sen 12g, liên nhục 8g, hoài sơn 16g, thục địa 12g; trạch tả, phụ tử chế, táo nhân, mỗi vị 8g; nhục quế 6g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa chảy máu:
Ngó sen sao, tam lăng, nga truật, huyết dụ, bồ hoàng sao, mỗi vị 8g; bách thảo sương 6g. sắc uống ngày một thang.
- Chữa đái ra máu do viêm nhiễm cấp tính đường tiết niệu:
Ngó sen 12g, sinh địa 20g, hoạt thạch 16g; tiểu kế, mộc thông, bồ hoàng sao, đạm trúc diệp, sơn chi, mỗi vị 12g; chích cam thảo, đương quy, mỗi vị 6g. sắc uống ngày một thang.
- Chữa sốt xuất huyết:
Lá sen, ngó sen (hoặc cỏ nhọ nồi), rau má, mỗi vị 30g; bông mã đề 20g. Nếu có xuất huyết, tăng thêm cuống, lá, ngó sen lên 40 - 50g. Sắc uống ngày một thang.
- thuốc bổ tỳ trợ phế sau khi cắt cơn ho gà:
Hạt sen bỏ tâm 40g, lòng đỏ trứng gà 400g, thiên môn 100g; thổ bói mẫu, hoài sơn, rễ ba kích, mỗi vị 80g; ô dược, trần bì, mỗi vị 60g; cam thảo, gừng khô, mỗi vị 40g; kẹo mạch nha vừa đủ. Lòng đỏ trứng luộc chín bẻ nát sấy khô, tất cả các vị tán nhỏ, luyện với kẹo mạch nha làm hoàn bằng hạt ngô. Ngày uống 15 - 24 viên chia 3 lần
- Chữa sởi ở thời kỳ sởi bay:
Hạt sen, sa sâm, đậu đỏ, lá dâu non, mỗi vị 120g; cam thảo, mạch môn, hoàng tinh, mỗi vị 80g; hoài sơn 60g. Tán thành bột, làm viên. Ngày uống 30g chia 3 lần.
- Chữa rong huyết:
Ngó sen 12g, thích quy bản 24g, mẫu lệ 20g, sinh địa 16g; hoàng cầm, a giao, sơn chi, địa du, mỗi vị 12g; địa cốt bì 10g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa khí hư:
a) Liên nhục, đảng sâm, ý dĩ, khiếm thực, mã đề, mỗi vị 16g; bạch truật, hoài sơn, mỗi vị 12g; trần bì 8g. Sắc uống ngày một thang.
b) Liên nhục, đảng sâm, khiếm thực, mỗi vị 16g; bạch truật, kim anh, mỗi vị 12g; bán hạ chế, trần bì mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
c) Liên nhục, khiếm thực, mỗi vị 16g; bạch truật, đảng sâm, kim anh, mỗi vị 12g; trần bì, bán hạ chế, phục linh, mỗi vị 8g; cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa đái tháo đường:
a) Tâm sen 8g, thạch cao 20g; sa sâm, thiên môn, mạch môn, hoài sơn, bạch biển đậu, ý dĩ mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
b) Điều trị phối hợp với thuốc chính:
Gương sen 500g, cỏ may (lấy cả gốc) 1000g. sắc và cô được 1 lít cao lỏng, pha với 250 ml rượu để bảo quản. Mỗi lần uống 30 ml, ngày 2 lần.
- Chữa chảy máu não và các biến chứng kèm theo ở bệnh nhân tăng huyết áp:
Lá sen, cam thảo, mỗi vị 15,5g; đỗ trọng 12,5g; sinh địa, mạch môn, tang ký sinh, bạch thược, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang. Tác dụng làm giảm huyết áp, chức năng nối và cử động các chi được cải thiện.
- Điều trị hổ trợ chứng viêm não:
Điều trị bằng châm cứu kết hợp với bài thuốc tư âm như sau
Liên nhục 2000g, tâm sen 500g, sinh địa 3000g, củ mài 2000g; mạch môn, long nhãn nhục, mỗi vị 1000g. Sắc mạch môn, sinh địa, long nhãn, tâm sen lấy nước đặc, các vị khác tán bột, tất cả trộn lẫn, cho thêm đường đủ ngọt, làm thành viên bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 16 - 20g, chia 2-3 lần.
Gia giảm: Nếu nhiệt chứng nhiều gia huyền sâm, chi tử; co giật nhiều, gia thiên ma, câu đằng; mê man chưa tỉnh gia thạch xương bồ.
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam