Dưa Hấu (Citrullus lanatus (Thunb.) Matsum. et Nak.)
Tên khác: Dưa đỏ, tây qua.
Tên đồng nghĩa: Citrullus vulgaris Schrad, Colocynthis Citrullus (L.) Kuntze
Tên nước ngoài: Water-melon (Anh), melon d'eau, citrouille pastèque (Pháp).
Họ: Bí (Cucurbitaceae).
Mô tả:
Dây bò, sống hàng năm. Thân có lông mềm rất dày ở ngọn và ở các mấu. Lá mọc so le, xẻ 3-5 thùy không đều, mỗi thùy lại xẻ nữa, gốc hình tim, đầu tù hay nhọn, có lông như len; tua cuốn phân 2-3 nhánh.
Hoa đơn tính, cùng gốc, mọc riêng lẻ ở kẽ lá, màu vàng; hoa đực có đài hình chuông; tràng 5 cánh; nhị 10 (4 cái dính nhau thành một đôi và 2 cái dính nhau xếp rời) chỉ nhị ngắn; hoa cái giống hoa đực; 3 nhị lép hình chỉ; bầu hạ, 3 ô.
Quả hình trứng hoặc hình cầu, vỏ ngoài dày trơn bóng, màu lục đen hoặc lục có những đường vân sẫm hoặc không có, thịt màu đỏ hoặc vàng; hạt nhiều, dẹt, màu đen nhánh.
Mùa hoa : tháng 2-4; mùa quả : tháng 5-6 (ở miền Bắc) hoặc tháng 11 -1 (ở miền Nam),
Bộ phận dùng:
Quả, vỏ quả, hạt.
Thành phần hoá học:
Quả dưa hấu chín có tói 50-70% phần ăn được. 100g thịt quả chứa nước 90g, protein 0,7g, mỡ 0,1g, carbohydrat 9g, vitamin A 300 đơn vị quốc tế, vitamin B1 0,08mg, vitamin B2 0,02mg, niacin 0,2mg, vitamin C 6mg, Ca 8mg, Fe 0,2mg, Mg 10mg, P 14mg.
Thịt quả còn có citrulin và arginin.
Hạt chứa protein 40g%, mỡ 43g%, curcubocitrrin.
Tác dụng dược lý:
Thí nghiệm trên chuột cống trắng, các chất citrulin và arginin có trong thịt quả dưa hấu, có tác dụng thúc đẩy sự hình thành urê ở gan, nên có tác dụng lợi tiểu. Chất cucurbocitrin có trong hạt dưa hấu có tác đụng hạ huyết áp và làm giảm nhẹ triệu chứng viêm bàng quang cấp tính.
Tính vị, công năng:
Quả dưa hấu có vị ngọt, tính hàn, vào các kinh tâm, vị, bàng quang, có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, trừ phiền, chỉ khát, lợi tiểu tiện.
No quả dưa hấu có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh thử giải nhiệt, chỉ khát, lợi tiểu tiện.
Hạt dưa hấu có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh phế nhuận trường, hòa trung chỉ khát.
Công dụng:
Quả dưa hấu lúc còn non được dùng làm rau ăn. Thịt quả chín ăn tráng miệng, giải khát. Trong y học dân gian, quả dưa hấu chữa sốt nóng, khát nước, tân dịch tổn thương, tiểu tiện bất lợi, đái buốt, đái dắt, viêm thận, phù thũng, vàng da, đái đường, loét miệng lưới, đau họng, say rượu. Dạng dùng là nước ép từ quả
Chú ý: Người trúng hàn, thấp thịnh, không được dùng dưa hấu.
Hạt dưa hấu sắc nước đặc, uống chữa nôn ra máu, phụ nữ hành kinh quá nhiều, ho lâu ngày, hạt ăn sống là thuốc hoá đàm, hạ khí.
Vỏ quả dưa hấu chữa thử nhiệt khát nước, đi tiểu ít, phù thũng, loét miệng lưỡi.
Rễ và lá dưa hấu chữa lỵ, tiêu chảy, với liều 50- 60g, sắc nước uống.
Theo tài liệu nước ngoài, ở Maroc, người ta dùng dưa hấu chế thành một thứ rượu uống. Ở Malaysia, nước ép rễ dưa hấu để cầm máu sau khi đẻ hoặc sau sẩy thai.
Bài thuốc có dưa hấu:
- Chữa say nắng, tiểu tiện không thông:
Nước ép quả dưa hấu uống với lượng vừa đủ.
- Chữa trẻ em sốt nóng về mùa hè:
Vỏ quả dưa hấu, kim ngân hoa mỗi thứ 15g; thái tử sâm 9g; hoa cây biển đậu; bạc hà mỗi thứ 6g. Sắc nước uống.
- Chữa cảm sốt, đầu váng, mắt hoa, nhiều mồ hôi:
Vỏ quả dưa hấu 20g; hoa hay cành kim ngân 20g; trúc diệp 10g; nước 500mI, đun sôi trong vòng 15 phút. Chia 3 lần uống trong ngày.
- Chữa viêm cầu thận cấp:
Vỏ quả dưa hấu 186g thái nhỏ, đun sôi với 800ml nước còn 300ml, lấy phần nước, thêm nước vào, đun tiếp để được 200ml, trộn hai nước lại, thêm đường trắng vừa đủ. Chia làm 4 phần uống trong ngày. Khi uống thuốc, kiêng ăn muối.
- Chữa cao huyết áp:
Vỏ quả dưa hấu 9-12g; quyết ninh tử 9g. sắc uống.
- Chữa bệnh tiểu đường:
Vỏ quả dưa hấu, câu kỷ tử mỗi thứ 30g; đảng sâm 9g. Sắc nước uống.
- Chữa nôn ra máu:
Hạt dưa hấu tươi 50g, rửa sạch bỏ vào nồi đun sôi, lọc bỏ bã, cho thêm đường vừa đủ ngọt uống trong ngàỵ
8.Chữa say rượu:
Ép dưa hấu lấy nước uống để giải cơn say.
- Chữa viêm loét miệng:
Vỏ dưa hấu thái nhỏ, phơi khô sao cháy thành than, nghiền thành bột mịn, rắc vào vết loét.
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam