Sâm Việt Nam (Panax vietnamensis Ha et Grushv.)
Tên khác: Sâm Ngọc Linh, sâm Khu Năm, thuốc dấu (Xê Đăng)
Tên nước ngoài: Vietnamese ginseng.
Họ: Nhân sâm (Araliaceae).
Mô tả:
Cây thảo, sống lâu năm, cao 40 - 80 cm. Thân rễ nạc, mọc bò ngang như củ gừng, có nhiều đốt, không phân nhánh, dài 30 - 40 cm, có thể hơn, có nhiều vết sẹo do thân khi sinh lụi hàng năm dể lại, mặt ngoài màu nâu nhạt, ruột trắng ngà, phần cuối đôi khi có một củ hình cầu. Thân khi sinh mảnh, mọc thẳng, mang 2 - 4 lá kép chân vịt mọc vòng, mỗi lá kép có 5 lá chét hình trứng ngược hoặc hình mác, dài 10 -14 cm, rộng 3-5 cm, gốc hình nêm, đầu thuôn dài thành mũi nhọn, mép khía răng nhỏ.
Cụm hoa mọc thành tán đơn ở ngọn thân, có cuống dài; hoa nhiều màu lục vàng; dài có 5 răng dài, nhị 5, chỉ nhị hình sợi, bầu thượng, 1 ô.
Quả hạch, hình trứng, màu đỏ sau đen; hạt hình thận màu trắng, có vân.
Mùa hoa: tháng 4 - 7, mùa quả: tháng 9 -10.
Bộ phận dùng: Thân rể và rễ củ.
Thành phần hóa học
- Phần dưới mặt đất (thân rễ và rễ củ sâm Việt Nam)
1.1. Hợp chất saponin: 49 hợp chất saponin gồm 25 saponin đã biết và 24 saponin có cấu trúc mới được đặt tên là vina-ginsenosid-Rl-R24. Các saponin dẫn chất của 20(S)-protopanaxadiol.
Ghi chủ: *: các saponin chính, H : hemslosid.
1.2. Hợp chất polyacetylen: 7 hợp chất polyacetylen được phân lập ở phân đoạn ít phân cực. 5 hợp chất đã được xác định cấu trúc với panaxynol và heptadeca - l,8(E)-dien-4,6-diyn -3,10-diol là 2 polyacetylen chính yếu và 2 hợp chất mới là 10-acetoxy-heptadeca-8(E)- en-4,6-diyn-3-ol và heptadeca-l,8(E), 10(E)-trien-4,6- diyn-3,10-diol.
1.3. Hợp chất sterol: β-sitosterol và daucosterin (P- sitosteryl-3-O-β-D-glucopyranosid.
1.4. Hợp chất glucid (định lượng theo phương pháp Bertran)
-
Đường tự do: 6,19%
-
Đường toàn phần: 26,77%
1.5. Các thành phần khác
-
Tinh dầu: 0,05 - 0,10%
-
Sinh tố C: 0.059%
- Phần trên mặt đất (lá sâm Việt Nam)
2.1. Hợp chất saponin: 19 saponin damaran dã được phân lập từ phần trên mặt đất gồm 11 saponin đã biết và 8 saponin có cấu trúc mới được đặt tên là vinaginsenosid-L1 -L8.
Các saponin dẫn chất của 20(S)-protopanaxadiol ở phần trên mặt đất của sâm Việt Nam.
2.2. Thành phần các nguyên tố vi lượng:
Pb 5,38ppm, Cu 18ppm, Zn 18ppm, Sn 10,75ppm
- Định lượng hợp chất saponin:
3.1. Thân rễ và rễ cỏ hoang dại: 16,79% (phương pháp TLC-densiometer, tính theo M.R2).
3.2. Phần dưới mặt đất của sâm trồng bán hoang dại: (Trà Lĩnh - Quảng Nam).
-
Hàm lượng các saponin chính tổng cộng trong sâm Việt Nam tăng theo tuổi.
-
Hàm lượng các saponin chính tổng cộng trong thân rễ cao hơn trong rễ củ cùng năm tuổi.
3.3. Phần trên mặt đất của sâm trổng bán hoang dại: (Trà Linh - Quảng Nam).
Hàm lượng saponin toàn phần tính theo chuẩn Notoginsenosid-Fc trên dược liệu khô kiệt: 7,03% (theo phương pháp đo quang).
Tác dụng dược lý
-
Tác dụng trên hệ thẩn kinh trung ương: Sâm Việt Nam liều thấp có tác dạng kích thích thần kinh, làm tăng hoạt động vận động và trí nhớ, nhưng liều cao lại ức chế thần kinh.
-
Tác dụng chống trầm cảm: Sâm Việt Nam có tác dụng chống trầm cảm ở liều uống một lần 200 mg/kg hoặc liều 50 - 100 mg/kg dùng luôn 7 ngày ở chuột nhắt trắng, majonosid R2 tiêm trong màng bụng có tác dụng chống trầm cảm ở cả 3 liều 3,1; 6,2 và 12,5 mg/kg.
-
Tác dụng tăng sinh lực: Sâm Việt Nam có tác dụng tăng lực trong thí nghiệm chuột bơi, làm tăng sinh lực chống lại sự mệt mỏi, giúp phục hổi sức lực.
-
Tác dụng sinh thích ứng:
-
Trong stress vật lý, cho chuột nhắt trắng uống sâm Việt Nam liều 100 mg/kg có tác dụng làm tăng khả năng chịu dụng đối với nóng (37 - 42°C) và lạnh (- 5°), làm kéo dài thời gian sống thêm của chuột thí nghiệm.
-
Trong stress cô lập, chuột nhắt trắng được nuôi riêng từng con trong 4 tuần, thòi gian ngủ khi tiêm natri barbital giảm đi 30%. Sâm Việt Nam liều uống 50 - 200 mg/kg hoặc hoạt chất majonosid R2 tiêm trong màng bụng liều 3,1 -12,5 mg/kg làm cho thời gian ngủ trở lại gần bình thường.
-
Tác dụng chống oxy hóa: Trên thí nghiệm in vitro dùng dịch nổi của mô não, gan và phân đoạn vị thể gan của chuột nhắt trắng, saponin sâm Việt Nam ở nồng độ 0,05 - 0,5 mg/ml có tác dụng chống oxy hóa, ức chế sự hình thành MDA (malonyl dialdehyd) là sản phẩm của quá trình oxy hóa lipid màng sinh học.
-
Tác dụng kích thích miễn dịch:
-
Bột chiết sâm Việt Nam liều uống 500 mg/kg và majonosid R2 tiêm trong màng bụng có tác dụng làm tăng chỉ sổ thực bào trong thí nghiệm in vitro và in vivo ở chuột nhắt trắng.
-
Dùng liều Escherichia coli gây chết chuột nhắt trắng. Nếu kết hợp dùng sâm và majonosid R2 với liều như trên sẽ làm tăng tỷ lệ số chuột sống sót. Có lẽ do thuốc làm tăng tác dụng thực bào với E. coli.
-
Tác dụng hồi phục máu: Trong thí nghiệm làm giảm hồng cầu và bạch cầu ở động vật thí nghiệm, sâm Việt Nam có tác dụng làm phục hồi số lượng hồng cầu và bạch cầu đã bị giảm.
-
Các tác dạng dược lý khác: Sâm Việt Nam còn có tác dụng tăng cường nội tiết tố sinh dục, điều hòa hoạt động của tim, tác dụng chống tăng cholesterol máu, tác dụng bảo vệ gan do các yếu tố gây độc với gan, có tác dụng chống viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn Streptococcus gây bệnh viêm họng ở người.
Tính vị, công năng
Sâm Việt Nam có vị đắng, hơi ngọt, mùi thơm nhẹ, có tác dụng kích thích hoạt dộng, tăng trí nhớ, tảng lực, giúp hồi phục chức năng các cơ quan của cơ thể, làm tăng sự thích nghi của cơ thể với các yếu tố độc hại.
Công dụng
Thân rễ và rễ củ sâm Việt Nam được dùng làm thuốc bổ toàn thân, chữa suy nhược, mệt mỏi, xơ vữa động mạch, ngộ độc gan, viêm họng, và hen phế quản mạn tính. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc bổ khí hoặc bổ huyết khác như sâm quy dưỡng lực gồm sâm Việt Nam, dương quy và một số vị thuốc khác. Viên và chè sâm - đinh lăng là dạng thuốc có 2 phần sâm Việt Nam và 1 phần đinh lăng. Sâm cốt giao gồm sâm Việt Nam và cao xương động vật. Gần đây, có một số chế phẩm mới như viên ngậm sâm Việt Nam (Vinaginseng pastilles) mỗi viên 0,5g chứa 12 mg saponin sâm Việt Nam, mỗi lần ngậm 1 viên, ngày 4 viên; viên sâm Việt Nam (Vinapanax) mỗi viên có l0mg saponin; rượu ngọt Vinapanax (hoặc tinh sâm K5) 100 ml, độ rượu 20°, mỗi lần uống 10 ml, ngày 2 lần.
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam